you 1
z5584563589216_0115c623eb2c4587d388aec5fb9f70be

Xịt khoáng dưỡng ẩm Glamor 100ML

banner

Giới thiệu

Văn hóa Chăm Pa được phát triển từ nền văn hóa Sa Huỳnh, hiện nay thì các tỉnh ven biển dọc miền Trung từ Quảng Bình – Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên thuộc địa bàn của lãnh thổ văn hóa Chăm pa thời xưa. Qua hàng ngàn năm, có những ngọn tháp đã bị tan vỡ, có những ngọn rêu phong cổ kính vì thiên tai và con người tàn phá, nay đa số đã được trùng tu lại để lưu giữ một nền văn hóa cổ, lưu giữ những giá trị truyền thống, vẻ đẹp tiêu biểu từ kiến trúc, làng nghề cho đến những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là nơi ghé chân của những khách du lịch khi đến Việt Nam cũng như các tỉnh ven biển miền Trung Tây Nguyên.

 

Nhờ sự sáng tạo thích ứng với cuộc sống khắc nghiệt của thời tiết của vùng núi và ven biển của người dân đồng bào miền Trung người dân Chăm Pa đã cho thấy được sự giao lưu văn hóa và quá trình phát triển của đồng bào dân tộc Chăm. Những ngôi tháp Chăm nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến là thánh địa Mỹ Sơn, tháp Poklong Garai, tháp Bà Ponagar, tháp Bánh Ít…

 

Từ Đèo Ngang vào đến Phan Thiết, có thể bắt gặp những ngôi tháp Chăm nhiều tầng, phía trên mở rộng và thon vút như hình bông hoa. Mặt tường ngoài của tháp được chạm khắc hình hoa lá, chim muông, vũ nữ cùng với đường nét tinh xảo. Tháp Chăm là công trình kiến trúc tôn giáo của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, mang đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ giáo. Cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ tươi như mới. Hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều ít thấy có trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Đặc biệt hơn hết là ở giữa các viên gạch không có mạch, lấy dao tích vào cũng không lạch được vào mạch xây.

Như một đặc ân công bằng từ tạo hóa, chính ở miền Trung Việt Nam, nơi thời tiết khắt khe, đất khô cằn sỏi đá, đặc điểm địa lý bất lợi lại được tự nhiên ưu ái nhiều sản vật quý hiếm. Một trong số đó là một dòng nước khoáng nổi tiếng, mang trong mình những câu chuyện huyền thoại đầy mê hoặc và chiều dài lịch sử sống động. Từ truyền thuyết về một nguồn “suối thánh” Nơi khô cằn nhất là nơi có nguồn nước thiên nhiên quý giá nhất. Xã Phú Lạc, Tuy Phong vùng đất khô hạn, thời tiết quanh năm nổi tiếng khắc nghiệt, dường như để "che giấu" nguồn nước quý hiếm được tích tụ hàng ngàn năm mà thiên nhiên ban tặng. Sử sách chép rằng thuở xa xưa, tại vùng Panduranga (thuộc vùng Phan Rang, tỉnh Bình Thuận ngày nay) tồn tại một dòng suối linh thiêng, được người Chiêm Thành đặt tên là Eamu (tiếng Chăm nghĩa là “nước thánh”).

 

Với công dụng đặc biệt, nước lấy từ nguồn Eamu chỉ được dành cho những dịp quan trọng như cúng tế thần linh, chữa bệnh và dâng vua. Từ nguồn nước này bà con phơi khô để lấy cát lồi, cát lồi được người dân nơi đây sử dụng để gội đầu, tắm và giặt quần áo. Mỏ nước khoáng Châu Cát ở xã Phú Lạc với trữ lượng khá lớn còn rất thích hợp cho nuôi tảo Spirulina.

z3

 

 

a1